Thành phần và giá trị bảo tồn các loài động vật hoang dã bị săn bắt bởi người dân địa phương ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Minh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 130-138

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 402852

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thành phần loài và giá trị bảo tồn của các loài động vật hoang dã bị săn bắt bởi người dân địa phương ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông góp phần làm cơ sở khoa học để hỗ trợ các nhà quản lý và các nhà chuyên môn xây dựng các kế hoạch quản lý hiệu quả tài nguyên động vật hoang dã ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Tổng số 76 người bao gồm cán bộ kiểm lâm, người dân địa phương và đặc biệt là các thợ săn đã được lựa chọn để phỏng vấn các thông tin về các loài mà họ săn bắt được hoặc biết được. Khảo sát thực địa đã được tiến hành trên 4 tuyến để xác định thành phần loài và số lượng cá thể của mỗi loài bị săn bắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 40 loài động vật hoang dã đã bị cộng đồng sản bắt phổ biến, gồm 25 loài thú, 9 loài lưỡng cư và bò sát., 1 loài chim và 5 loài cá, trong đó có nhiều loài được xếp hạng từ mức sắp nguy cấp đến nguy cấp ở mức độ quốc gia và quốc tế. Có 4 loài thú gồm: Chồn vàng, Chồn bạc má, Sóc bụng đỏ và Chuột núi đuôi dài được ghi nhận lần đầu ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông thông qua phân tích các loài động vật hoang dã bị săn bắt với người dân địa phương. Khảo sát thực địa theo tuyến ghi nhận 31 loài động vật hoang dã bị săn bắt trong đó có 15 loài thú có giá trị kinh tế cao với tổng số 79 cá thể được ghi nhận chiếm phần lớn sản lượng các loài động vật hoang dã bị săn bắt. Mùa săn bắt và sản lượng săn bắt tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Hầu hết các loài động vật hoang dã bị săn bắt từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông. Thực trạng các quần thể của các loài động vật hoang dã hầu hết bị suy giảm do săn bắt để bán, mất sinh cảnh và được đánh giá còn ít, một số loài đã trở lên hiếm hoặc rất hiếm như tê tê, nai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH