Nghiên cứu thay đổi vị giác sau phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, gồm 58 bệnh nhân (15 nam và 43 nữ, tuổi từ 18 đến 68 năm), được chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính và phẫu thuật chỉnh hình tai giữa, được đánh giá ngưỡng vị giác với bốn vị cơ bản (chua, ngọt, mặn, đắng) trước và sau mổ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện thay đổi vị giác sau mổ là 15,5% (1ngày), 13,8% (1tuần), 3,4% (1tháng), 0% (3tháng). Bệnh nhân ở ba nhóm thừng nhĩ nguyên vẹn, đụng dập và đứt đều tăng ngưỡng vị giác, trong đó chỉ nhóm đứt thừng nhĩcó tăng ngưỡng vị giác rõ tại thời điểm 1 ngày với vị chua, mặn, đắng (p<
0,05), 1 tuần với vị ngọt, mặn, đắng (p<
0,05). Tại thời điểm 1 tháng, ngưỡng vị giác với vị mặn và chua còn tăng (p>
0,05). Kết luận: Thay đổi ngưỡng vị giác chủ yếu xảy ra trong vòng 1 tháng sau mổ. Ngưỡng vị giác tăng cùng mức độ tổn thương thừng nhĩ, ảnh hưởng rõ nhất với vị mặn và chua. Sau 3 tháng, không còn bệnh nhân nào có cảm giác thay đổi vị giác trên lâm sàng.