Đánh giá hiệu quả điều trị người bệnh trầm cảm bằng kích thích từ xuyên sọ. Đối tượng: 50 người bệnh chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD 10. Phương pháp: Can thiệp lâm sàng có đối chứng không ngẫu nhiên trên 50 người bệnh trầm cảm trong đó 25 người bệnh được can thiệp bằng thuốc kết hợp với kích thích từ xuyên sọ tại vị trí vỏ não trước trán lưng bên trái (120%MT, 10Hz, chuỗi xung 4,05s, thời gian nghỉ giữa 2 chuỗi xung 11,05s, 18'26 phút một buổi điều trị, 5 buổi/ tuần trong 2 tuần) và 25 người bệnh dùng thuốc đơn thuần. Kết quả: Nhóm kết hợp thuốc và rTMS làm tăng tỷ lệ đáp ứng trên thang điểm trầm cảm beck (BDI) một cách có ý nghĩa thống kê sau tuần đầu tiên (p=0,031) và gia tăng hiệu quả đáp ứng sau 2 tuần điều trị (p<
0,001). Nhóm kết hợp thuốc và rTMS có tỷ lệ lui bệnh cao hơn sau cả 2 tuần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống. Kết luận: Kết quả nghiên cứu ủng hộ hiệu quả của rTMS trong việc đẩy nhanh đáp ứng chống trầm cảm khi phối hợp với các thuốc chống trầm cảm trên các người bệnh trầm cảm.