Bài viết đóng góp vào thực tiễn nghiên cứu các đặc trưng từ vựng-ngữ pháp của thể loại bài báo khoa học tiếng Anh. Công trình nghiên cứu cách diễn đạt tình thái trong toàn bài báo cũng như trong từng mục của bài báo, và so sánh những đặc trưng này giữa hai nhóm bài báo - những bài báo quốc tế và những bài báo chưa thuộc danh mục quốc tế được viết bởi người Việt Nam. Cứ liệu phân tích là 30 bài báo Ngôn ngữ học ứng dụng xuất bản trong khoảng thời gian 2017-2019 từ 2 tạp chí English for Specific Purposes và VNU Journal of Foreign Studies (tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài). Kết quả cho thấy có sự khác biệt, nhưng không đáng kể, về tần suất sử dụng các phương tiện biểu đạt tình thái giữa hai nhóm tác giả, với nhóm bài báo của các tác giả quốc tế có tần suất cao hơn. Về tình thái trong mỗi mục của bài báo, kết quả cho thấy cả hai nhóm tác giả có xu hướng sử dụng giống nhau: theo tần suất từ cao nhất đến thấp nhất là Phần kết luận, Kết quả và thảo luận, Tổng quan, Mở đầu, Phương pháp nghiên cứu. Trong tất cả các mục, tần suất sử dụng ở nhóm tác giả quốc tế luôn cao hơn so với nhóm tác giả người Việt. Công trình nghiên cứu hy vọng là một đóng góp nhỏ vào việc phát triển thực tiễn viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh của những học giả người Việt., Tóm tắt tiếng anh, The present paper contributes to the increasing investigation into the lexico-grammatical features of the English-medium research articles (RAs). The study investigated the use of modality in the RAs both as a whole and across the sections, and compared these features between two subsets - RAs from an internationally established journal and those from a non-indexed journal published in Vietnam. Data for the study was 30 RAs over a three-year time span from 2017 to 2019 from English for Specific Purposes and VNU Journal of Foreign Studies. The findings indicate a small disproportion in the frequency between these two groups of authors, with the international subset having a slightly higher normalized frequency. Modality distribution across sections suggests the same decreasing order for both subsets, which starts from Conclusion to Results and Discussion, Literature review, Introduction and ends with Method, with Conclusion being the section with the highest frequency, and Method with the lowest. Additionally, the international subset consistently has a slightly higher normalized frequency in all sections than that in the Vietnamese subset. It is expected that the issues unfolded from this study could theoretically contribute to a better understanding of modality in research papers in general and in those in the discipline of Applied Linguistics in particular
practically, the thesis is also hoped to promote the Vietnamese researchers in their endeavor to join the international academic community.