Lên men lactic sắn tươi để bảo quản lâu hơn làm thức ăn chăn nuôi lợn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Duy Hùng Bùi, Quang Thành Lê, Quý Tùng Lê, Đức Hải Nguyễn, Xuân Thành Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi 2019

Mô tả vật lý: 68 - 73

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 403127

Chế phẩm Lacto-Sun là che phẩm vi sinh sản sinh axit lactic, probiotic thuộc chủng Bacillus coagulans với mật độ 108 CFU/g hoặc 108 CFU/ml đuoc Công ty RIN Singapor phối hợp với CTCP Thức ăn Chăn nuôi Thái Dương chọn lọc và sản xuất tại Việt Nam. Sử dụng chế phẩm để lên men lactic sẵn tươi nhằm bảo quản thời gian dài đẻ nuôi lợn, vừa nâng cao giá trị sinh học của nguyên liệu, năng suất sinh sản ở lợn nái, năng suất sinh trưởng ở lợn sau cai sữa và lợn choai. Thí nghiệm (TN) được thực hiện trên lợn nái, lợn thương phẩm theo 2 giai đoạn: từ cai sữa đến 70 ngày tuổi và từ 70 ngày tuổi đến 100 ngày tuổi (22-36kg). Trên lợn nái: bố trí 30 con: 15 con sắn khô là ĐC và 15 con ăn sẵn tươi lên men lactic là TN, theo dõi từ phối giống đến đẻ và cai sữa. Trên 200 lợn từ cai sữa đến 70 ngày tuổi được bố trí với 2 nghiệm thức (NT), 100 con cho NTĐC là khẩu phần sẵn khô, 100 con cho NTTN là săn tươi lên men lactic. Tương tự, trên 200 lọn choai trong 30 ngày cũng được bố trí với 2 NT, 100 con NTĐC và 100 con NTTN. Kết quả TN cho thấy sử dụng săn tươi lên men lactic cho lon con, lợn choai, lợn nái mang thai, lợn nái đẻ dem lại kết quả tốt hơn so với ĐC. Khả năng thu nhận thức ăn tuy chưa có sự sai khác thống kê giữa 2 lỗ TN và ĐC, nhưng cũng đã chúng minh được là không ảnh hưởng đến lượng thu nhận thức ăn hàng ngày trên mọi đối tượng lợn. ADG trên lợn của lỗ TN cao hơn ĐC là 80,11 g/con (19,53%), ở lợn sau cai sữa (SCS) 89,4 g/con/ngày (19,63%). Giá thành sản xuất 1 tấn vật chất khô (VCK) của lô TN thấp hơn lô ĐC 2,6% ở lợn SCS, 4,5% ở lợn choai. Đối với lợn nái sinh sản sử dụng sắn tươi lên men lactic làm giá thành TA giảm, năng suất sinh sản cao hơn ĐC: số con cai sữa của lô TN đạt 11,4 con/ổ cao hơn nái ĐC (9,73 con/6) là (17,1%). Giá thành sản xuất 1 tấn VCK của lô TN thấp hơn lô ĐC 7,98 % ở lợn nái đẻ, 9,8% ở lon nái mang thai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH