Nghiên cứu tình hình và kết quả điều trị tiền sản giật nặng tại Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Nghĩa Bùi, Mỹ Linh Dương, Nguyễn Hoàng Phương Phan

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y tế Công cộng 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 403161

 Xác định tỷ lệ tiền sản giật nặng và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiền sản giật nặng đồng thời đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật nặng tại Khoa Sản- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Mô tả cắt ngang 92 thai phụ tiền sản giật tại khoa sản - Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến 10/2017 xác định tỷ lệ tiền sản giật nặng, ghi nhận các đặc điểm về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, tiền thai và phương pháp sinh, biến chứng cho mẹ và con, chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh và ngày nằm viện. Kết quả: Tỷ lệ tiền sản giật nặng là 69,6%, tỷ lệ tiền sản giật nặng ở nhóm tuổi mẹ <
  20 tuổi & ≥ 35 tuổi là 46,9%
  tuổi thai <
  37 tuần có tỷ lệ tiền sản giật nặng là 70,3%, 65,6% thai phụ tiền sản giật nặng mang thai lần đầu. Một số yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sản giật nặng sau khi phân tích đa biến là: nhóm tuổi mẹ với p= 0,03
  OR = 3,6 (2,1 - 7,2)
  nơi cư trú với p= 0,04
  OR = 2,13 (1,03 - 6,3), nhóm tuổi thai với p= 0,03
  OR = 3,03 ( 95%: 1,1 - 9,0)
  kết quả thai phụ tiền sản giật nặng sinh thường 25%
  mổ lấy thai 75%
  trẻ sơ sinh có điểm số Apgar 4 - 6 ở phút đầu tiên là 49,3%, biến chứng trên thai phụ là 39,1%, biến chứng trên trẻ sơ sinh là 49,3%, 100% trường hợp thai phụ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh xuất viện, số ngày nằm viện trung bình của thai phụ tiền sản giật nặng 6,91 ±1,68 ngày.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH