Học tập phục vụ cộng đồng (HTPVCĐ) là một phương pháp giáo dục nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tham gia một hoạt động cộng đồng có tổ chức và sau đó chiêm nghiệm về các lợi ích mà hoạt động ấy mang lại cho bản thân. Nghiên cứu này nhằm điều tra nhận thức của giáo viên và sinh viên về HTPVCĐ, cũng như tìm hiểu những trải nghiệm của sinh viên thông qua một học phần có tích hợp HTPVCĐ tại một trường đại học miền Trung Việt Nam. Nghiên cứu có sự tham gia của 61 giáo viên và 201 sinh viên, sử dụng phương pháp định lượng và định tính để thu thập và phân tích dữ liệu thông qua các bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy rằng giáo viên và sinh viên đều có sự ủng hộ mạnh mẽ đối với HTPVCĐ. Tuy vậy, giáo viên, nhất là giáo viên có kinh nghiệm, tỏ thái độ tích cực hơn sinh viên ở năm khía cạnh nghiên cứu, đó là nhận thức về HTPVCĐ của GV và SV, vai trò của nhà trường, lợi ích đối với SV và GV, và tính khả thi của việc tích hợp HTPVCĐ vào chương trình giảng dạy. Các kết quả cũng cho thấy HTPVCĐ là một công cụ giúp sinh viên phát triển nghề nghiệp, bản thân và học thuật. Từ các kết quả nghiên cứu này, những thách thức và các giải pháp đề nghị cùng với những hàm ý liên quan đến vấn đề tích hợp HTPVCĐ vào chương trình giảng dạy phù hợp với bối cảnh nghiên cứu được nêu ra., Tóm tắt tiếng anh, Community Service Learning (CSL) is an educational method that aims to help students participate in organized community activity and, after that, reflect upon benefits gained for themselves. This study aimed to investigate the participants' perceptions of CSL and their practices of a CSL-integrated course at a university in central Vietnam. The study involved 61 teachers and 201 students and used both quantitative and qualitative methods through questionnaires. The findings revealed that both teachers and students showed strong support for CSL and that the teachers, especially senior ones, had more positive attitudes than the students towards the five aspects of research, namely, perception of CSL and integrating CSL into the curriculum, the role of the school, benefits of CSL for teachers and students, and feasibility of integrating CSL into the university curriculum. The findings also indicated that CSL was a beneficial tool to help them develop professionally, personally, and academically. Challenges and suggested solutions were finally presented, together with implications.