Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang năm 2020 với 2 mục tiêu: (1) Mô tả kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật dạ dày, đại tràng và (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc. 174 đối tượng nghiên cứu được chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: 174 bệnh nhân được phẫu thuật dạ dày và phẫu thuật đại tràng từ tháng 1/2020-6/2020. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,3. Nam 129 (74,1%), nữ 45 (25,9%). Bệnh ung thư 43 (24,7%). Trong đó phẫu thuật dạ dày 65 (37,4%), đại tràng 109 (62,6%). Mổ cấp cứu 104 (59,8%), mổ phiên 71 (40,2%). Mổ mở 119 (68,4%), mổ nội soi 55 (31,6%). Thời gian mổ trung bình của dạ dày là 96 phút, đại tràng 144 phút. Có sử dụng kháng sinh dự phòng là 103 (59,2%). Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc là: Người bệnh có học vấn từ THPT trở lên có kết quả chăm sóc tốt hơn (p = 0,042). Việc tuân thủ thời điểm và các bước rửa tay của điều dưỡng làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (p = 0,001). Mổ nội soi ít nhiễm trùng bệnh viện hơn mổ mở (P=0,007). Mổ cấp cứu nhiễm trùng nhiều hơn mổ phiên (p=0,012). Kháng sinh dự phòng trước mổ làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện (p=0,019). Thừa cân - béo phì có tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ cao hơn so với nhóm không thừa cân với (p=0,002). Ngày điều trị trung bình của nhóm có nhiễm khuẩn dài hơn không nhiễm khuẩn bệnh viện với (p=0,042). Chăm sóc vết mổ và các ống dẫn lưu từ 2 lần trở lên trong ngày làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp hơn nhóm 1 lần/ngày (p<
0,05). Tư vấn dinh dưỡng sau mổ 2 lần trong ngày có kết quả chăm sóc tốt hơn so với nhóm chỉ nhận được sự tư vấn 1 lần trong ngày (p<
0,05).