Ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật lên tỉ lệ sống và cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Quyết Thắng Nguyễn, Thanh Liêm Phạm, Thanh Toàn Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2020

Mô tả vật lý: 45646

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 403430

 Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng quyết định đến tỉ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hyphophthalmus) bột. Duy trì mật độ phiêu sinh vật từ 5-7 con/mL và mật độ tảo từ 0,15-0,3 triệu tế bào/mL, tỉ lệ sống (TLS) đạt cao nhất (30,1±5,7%) khi gia tăng mật độ ương cá gấp 5 lần (5 cá/L) so với mật độ ương trong ao đất. TLS của cá tra bột chịu tác động tương tác (p<
 0,05) của mật độ và kích cỡ con mồi, tỉ lệ sống cao nhất (33,6 ± 6,6% và 27,9±1,9%) quan sát được khi cá ăn cỡ mồi 100-120 μm với mật độ 10 và 15 con/mL. Trong khi đó tăng trưởng của cá lại chịu ảnh hưởng bởi kích cỡ con mồi, với mồi cỡ 60-90 μm cá có tăng trưởng cao nhất (33,0±0,8 %/ngày). Gia tăng mật độ tảo có khả năng cải thiện tỉ lệ sống của cá tra bột. Mật độ tảo 1,0 triệu tế bào/mL cho tỉ lệ sống cao nhất (33,1±4,4%) và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức không có tảo và các nghiệm thức có mật độ tảo từ 0,15 đến 0,5 triệu tế bào/mL. Mật độ tảo thích hợp giúp cá bột phân tán đều trong bể nuôi và giảm cơ hội tiếp xúc giữa các cá thể, hạn chế ăn thịt lẫn nhau.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH