Trong khi phần lớn các lý thuyết phát triển đã thất bại vì đã chú trọng nhiều tới phát triển bền vững về kinh tế hơn là bền vững về môi trường và xã hội (Schneider, 2014), lý thuyết về kinh tế tuần hoàn được tiếp cận hệ thống để kết hợp mối quan tâm môi trường cho phát triển kinh tế. Đây là sự nỗ lực, đột phá không chỉ trên phương diện lý luận để tích hợp các hoạt động kinh tế và phúc lợi về môi trường theo tiếp cận bền vững mà cả những đột phá trong thiết kế mô hình kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn (Murray và cộng sự, 2015). Bài viết này, tổng quan một số vấn đề lý luận về bản chất kinh tế tuần hoàn
phân tích một số kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc và Đức
trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam., Tóm tắt tiếng anh, While most development theories have failed since they have focused more on economic sustainability than on environmental and social sustainability (Schneider, 2014), the theory of the circular economy is approached systematically for incorporating environmental concerns into economic development. This method illustrates a breakthrough not only in terms of theory to integrate with economic activities and environmental welfare under a sustainable approach, but also in the design of the circular economy model in practice (Murray et al., 2015). This article reviews some theoretical issues on the essence of the circular economy
analyses various experiences of circular economy development in China and Germany
thereby, proposing policy implications for developing the model in Vietnam.