Chủ thể của văn hóa kinh doanh ở Nam Kỳ từ 1897 đến 1929 được chia thành hai dạng: thứ nhất những sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu là các chí sĩ phong trào Minh Tân
thứ hai tư sản ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa và du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ góp phần định hình nên các giá trị về văn hóa kinh doanh thời cận đại ở Việt Nam. Đó là người tham gia kinh doanh phải biết dung hòa giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc
luôn coi trọng chữ tín với đối tác và khách hàng
luôn phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng kinh doanh để đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp
trích một phần lợi nhuận kinh doanh để thực hiện trách nhiệm đối với xã hội
không ngừng vun bồi ý chí vươn lên để vượt qua những khó khăn của thương trường, định kiến của xã hội, chính sách hạn chế của chính quyền thực dân, cạnh tranh với tư sản nước ngoài., Tóm tắt tiếng anh, The subject of business culture in Cochinchina from 1897 to 1929 is divided into two types: firstly, the elites who have progressive ideas, such as ones from the Minh Tan movement
secondly, the bourgeoisie who was born during the colonial exploitation period and the adoption of capitalist mode of production in Vietnam. Business activities of the Vietnamese bourgeoisie in Cochinchina contributed to shaping the values of business culture in modern Vietnam. That was, business participants must know how to reconcile interests of class with nation
always maintain trust with partners and customers
always promote the spirit of solidarity in business community to fight for legal rights
contribute a part of profits to perform their social responsibility
constantly cultivate to rise up to overcome difficulties of the market, prejudices of society, policies of the colonial government, and competition with foreign bourgeoisie.