Tác động của hạ thấp đáy sông đến chế độ thủy triều trên hệ thống sông Cửu Long và đề xuất một số giải pháp quản lý

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quản Quân Lê, Công Thàn Nguyễn, Nghĩa Hùng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020

Mô tả vật lý: 59-67

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 403709

 Bài báo trình bày kết quả so sánh địa hình đáy sông (1998, 2008, 2018) và phân tích tài liệu mực nước giai đoạn 1998-2018, để đánh giá thực trạng hạ thấp đáy sông và sự thay đổi chế độ thủy triều trong giai đoạn 20 năm trở lại đây thuộc hệ thống sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, tổng lượng chênh lệch bùn cát thay đổi giai đoạn 1998-2008 là -388,86 triệu m3 (38,9 triệu m3/năm) và giai đoạn 2008-2018 là -685,64 triệu m3 (68,6 triệu m3/năm). Xu thế hạ thấp đáy sông trên hệ thống sông Tiền và sông Hậu giai đoạn 1998- 2008 là -8,7 cm/ năm, giai đoạn 2008-2018 là -15,3 cm/năm. Tại Tân Châu giai đoạn 1998- 2018, mực nước lớn cao giảm -20 cm, mực nước ròng thấp giảm -70 cm, trong khi đó dải triều tăng +50 cm, xu thế càng ra biển sự thay đổi càng mạnh. Như vậy, nếu so sánh tốc độ hạ thấp đáy sông với tốc độ lún sụt đất tự nhiên (sụt lún 1-2,5 cm/năm) và nước biển dâng (năm 2030, 13 cm
  năm 2100, 50 cm) thì yếu tố hạ thấp đáy sông có tốc độ lớn hơn và tác động đến chế độ dòng chảy mạnh hơn. Kết quả bài báo cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh quản lý khai thác cát, đồng thời từng bước phải điều chỉnh quản lý dòng sông để khai thác và giảm thiểu rủi ro do ngập lụt, sạt lở và xâm nhập mặn đem lại trong tương lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH