Hệ thống đê bao, bờ bao đã, đang đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của hàng triệu dân cư vùng lũ ĐBSCL. Tuy nhiên, hệ thống để bao, bờ bao được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, với công nghệ đắp để chủ yếu là thủ công và sự hỗ trợ của máy đào gầu dây không đầm nén, vật liệu đắp đê là vật liệu địa phương, đất mềm yếu. Chính vì vậy, sau nhiều năm làm việc trong điều kiện nắng, mưa, lũ nhiều đoạn để đã xuống cấp, bị lún, sụt, sạt lở..., không còn du khả năng đảm nhiệm, mục tiêu và nhiệm vụ thiết kế. Bên cạnh đó, lũ ĐBSCL trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, do vậy, để đánh giá được khả năng đáp ứng của hệ thống để bao, bờ bao trước những kịch bản về lũ, trong nghiên cứu này đã tiến hành mô phỏng ba kịch bản lũ (cao trình mực nước định lũ 4.0 m
4,5 m và 5,09 m tại Tân Châu) băng mô hình toán thủy lực VRSAP trên nền bản đồ địa hình, thể hiện cao trình đỉnh đê bao vùng lũ.