Tận dụng nguồn lực lao động người cao tuổi là một trong những biện pháp hữu ích nhằm thích ứng với bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Hiện nay, người cao tuổi tham gia thị trường lao động tương đối cao nhưng họ cũng phải đối mặt với nhiều rào cản, khó khăn. Sử dụng số liệu từ khảo sát 400 người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa Văn phòng Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), bài viết này hướng tới xem xét nhu cầu việc làm của người cao tuổi và các khác biệt giữa các nhóm người cao tuổi. Kết quả cho thấy người cao tuổi có nhu cầu lao động, tuy nhiên thu nhập không phải là yêu tố quan trọng nhất. Thay vào đó, sức khỏe, môi trường làm việc, thời gian và địa điểm làm việc là những yếu tố mà người cao tuổi quan tâm. Yếu tố thị trường như công việc sẵn có, người tuyển dụng cũng là những rào cản đáng kể đối với nhu cầu việc làm của họ. Có những khác biệt nhất định giữa nông thôn-đô thị, và nam giới-nữ giới về nhu cầu việc làm, về những khó khăn, thuận lợi và thách thức đối với họ trong quá trình tìm kiếm việc làm. Kết quả này gợi ý rằng cần phải có các hoạt động tuyên truyền về quyền lao động của người cao tuổi
các điều chinh chính sách theo hướng tiếp cận bình đăng giới và lưu ý đến khác biệt vùng liên quan đến việc làm của người cao tuổi., Tóm tắt tiếng anh, Making full use of the elderly workforce is one of the useful measures to adapt to the rapidly growing aging population in Vietnam. Currently, a relatively high number of the elderly has participated in the labor market but faced with uncountable barriers and difficulties. Using data from a survey of 400 elderly respondents in Da Nang city in the framework of a cooperation project between Vietnam Academy of Social Sciences and Japan International Cooperation Unit (JICA), This paper aims to examine the employment needs of the elderly and the differences between groups of those senior citizens. The analysis results show that the elderly have a need for labor, but income is not the most important factor. Instead, health, working environment, working time and working venue are concerning factors to the elders. Market factors such as job availability and employers are also significant barriers to their employment needs. Certain gaps are witnessed between urban and rural areas and between men and women in terms of job needs, difficulties, advantages and challenges they face in job seeking. The research results suggest that there should be advocacy activities on the right to work of the elderly, as well as adjustments in employment policies for the elderly, in which gender equality and regional gaps are properly counted.