Xây dựng mô hình động lực học kéo của liên hợp máy kéo với cày chảo khi làm việc trên dốc ngang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thu Đoàn, Văn Vìn Nông, Quốc Huy Tô

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 2020

Mô tả vật lý: 59 - 67

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 403785

 Mô hình động lực học kéo của liên hợp máy (LHM) kéo bánh hơi Yanmar F535D với cày chảo 2 dãy chăm Sóc rừng trên dốc ngang được xây dựng trên cơ sở phân tích kết cấu và thiết lập các quan hệ vật lý giữa các phần tử của hệ thống. Mô hình toán mô tả khá đầy đủ về kết cấu, hoạt động và mối quan hệ tác động qua lại giữa các phần tử của LHM từ động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống di động cho đến máy cày và các yếu tố của điều kiện sử dụng. Các hàm mục tiêu là các chỉ tiêu làm việc của LHM bao gồm vận tốc, năng suất, chi phí năng lượng riêng và hiệu suất kéo. Kết quả khảo sát thử nghiệm mô hình mô phỏng trên phần mềm Matlab - Simulink với kích thích ngoài là lực cản cày Pc(t), các giá trị phản lực pháp tuyến lên các bánh xe máy kéo Ztk, Zdk, hiệu suất kéo ηk, độ trượt δk, và vận tốc LHM biến đổi phù hợp với qui luật. Khi độ dốc tăng, hệ số cản lăn ftăng, hệ số bám dọc Фx giảm, độ trượt δx tăng, hiệu suất kéo ηx giảm và do đó năng suất LHM giảm, chi phí công suất CNe tăng
  với cấp lực cản kéo Pc trên 6000 N, LHM làm việc không hiệu quả ở độ dốc trên 10°. Như vậy, có thể sử dụng mô hình để khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố về kết cấu và sử dụng đến các chỉ tiêu làm việc của LHM, trên cơ sở đó xây dựng các phương án cải tien kết cấu nâng cao hiệu quả làm việc của LHM trên đất dốc.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH