Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trở thành một xu thế phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để nâng cao năng lực của mình trước sức ép cạnh tranh từ những sản phẩm, dịch vụ hiện đại của các ngân hàng, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng nói chúng và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thanh Hoá nói riêng. Để đưa ra chiến lược phát triển, ngân hàng cần phải dựa trên cảm nhận của khách hàng về việc chấp nhận và sử dụng của khách hàng đối với công nghệ và dịch vụ ngân hàng đang sử dụng. Trong phạm vi bài viết, thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tác giả tham chiếu mô hình TAM đồng thời đề xuất thêm 2 nhân tố tác động đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ e-banking tại BIDV chi nhánh Thanh Hoá. Kết quả cho thấy cả 4 nhân tố trong mô hình đề xuất: nhận thức hữu dụng, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức rủi ro và ảnh hưởng xã hội đều có tác động tới việc chấp nhận sử dụng e-banking của khách hàng cá nhân