Sự khan hiếm nước đã ảnh hưởng nặng nề đến con người, hệ sinh thái tự nhiên và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành tại tiểu vùng u Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (UMT - KG) vói ba mục tiêu chính: (i) xác định lượng nước ngọt tiềm năng
(ii) đánh giá nhu cầu sử đụng nước cho 3 loại cây trồng chính (lúa, khóm và mía)
(ill) đánh giá sự khan hiếm nước ngọt hàng tháng cho ngành nông nghiệp từ 7/2015 đến 6/2016. Nghiên cứu thu thập dữ liệu và kết quả chạy mô hình VRSAP và kỹ thuật GIS để xây dựng bản đồ trữ lượng nước. Để xác định vùng khan hiếm nước ngọt, nghiên cứu tiến hành phân tích dựa trên lịch thời vụ, tính chất đất, nhiệt độ, nhu cầu nước và trữ lượng nước tiềm tàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng nhu cầu tưới cho toàn vùng nghiên cứu cao nhất vào tháng 11/2015 và thấp nhất vào tháng 3, 4/2016. Trong khi đó, vùng UMT - KG đối mặt tinh trạng thiếu nước nghiêm trọng vào các tháng hạn gồm tháng 1, 2 và 5/2016. Kết quả nghiên cứu này cho thấy một bức tranh tổng thể về tình trạng khan hiếm nước tưới trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Dựa vào kết quả này, các nhà quản lý địa phưong có thể có những giải pháp kịp thòi đé giảm nhẹ thiệt hại do khô hạn gây ra đối vói ngành nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu.