Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Nhật Uyên Nguyễn, Thanh Phương Nguyễn, Thị Tuyết Ngân Phạm, Ngọc Út Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 576 Genetics and evolution

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2020

Mô tả vật lý: 127-135

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 403943

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả phân lập được 243 chủng Vibrio từ 108 mẫu bùn và nước trên tuyến sông Mỹ Thanh thuộc tỉnh Sóc Trăng. Các chủng vi khuẩn được tuyển chọn để định danh bằng bộ kít API 20E và giải trình tự 16S-rRNA, kết quả thu được 3 chủng Vibrio cholerae, 3 chủng Vibrio parahaemolyticus và 3 chủng Vibrio campbellii. Các chủng Vibrio này được nuôi cấy thử nghiệm sự sinh trưởng ở các độ mặn khác nhau (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45‰). Mật độ vi khuẩn sau khi nuôi cấy được định lượng bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy tất cả các chủng Vibrio thử nghiệm đều kém phát triển đáng kể ở độ mặn 5‰ so với các độ mặn còn lại (P<
 0,05). Tất cả các chủng V. cholerae, V. parahaemolyticus và V. campbellii đều thích hợp phát triển ở độ mặn cao từ 10‰ đến 45‰ và kém phát triển nhất ở 5‰. V. cholerae phát triển tốt nhất ở khoảng độ mặn từ 25 đến 35‰. Trong khi đó, V. parahaemolyticus thích hợp ở độ mặn từ 30 đến 40‰ và đối với V. campbellii là từ 15 đến 45‰. Điều này cho thấy độ mặn có ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các chủng Vibrio.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH