Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) la loai cây trồng rừng chủ lực tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, rừng trồng Keo lá tràm ở các tỉnh phía Bắc chỉ đạt năng suất gỗ dưới 15 m3/ha/năm. Để nâng cao năng suất, nghiên cứu cơ sở khoa học bón phân rừng trồng Keo lá tràm ở Uông Bí, Quảng Ninh là cần thiết. Kết quả phân tích cho thấy đất ở khu vực thí nghiệm chua, lượng mùn thấp và nghèo dinh dưỡng. Sau 1 năm trồng với 5 công thức bón lót khác nhau, tỷ lệ sống của Keo lá tràm giữa các công thức dao động 86,1-92,4%, đường kính trung bình (D1,3) dao động 1,46-1,63 cm, chiều cao trung bình (Hvn) dao động 1,43-1,65 m. Trong đó, tốt nhất ở công thức bón lót 1,0 kg phân vi sinh/gốc và công thức 1,0 kg phân vi sinh kết hợp 0,5 kg NPK/gốc. Sau 2 năm trong, tức là sau 1 năm bón thúc gồm 9 công thức với các loại phân và lượng phân khác nhau, D1,3 giữa các công thức dao động 5,53 - 6,99 cm, Hvn dao động 5,96-7,48 m, tốt nhất ở các công thức bón thúc từ 0,2 đến 0,6 kg P2O5 kết hợp với 0,1 kg K2O/gốc. Sau 3 năm trồng với 9 công thức bón thúc, D1,3 giữa cac công thức dao động 9,21-10,05 cm, Hvn dao động 11,74-12,66 m, trữ lượng gỗ trung bình dao động 45,10-55,75 m3/ha, năng suất gỗ trung bình dao động 15,03-18,58 m3/ha/ năm.