Nghiên cứu nhằm xác định độ kiềm thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của hậu ầu trùng tôm càng xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức được thiết kế với độ kiểm lần lượt là 60, 90, 120 mg CaCO3/L và đối chứng (khoảng 40 mg CaCO3/L) thông qua hai hệ thống. Một hệ thống được thiết kế trong các ly nhựa 330 ml chứa 300 ml nước) với mật độ 1 ấu trùng/ly, 30 ly cho mỗi nghiệm thức nham đánh giá ảnh hưởng của độ kiểm đến chu kỳ lột xác, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của hậu ấu trùng. Hệ thống thứ 2 là 12 bể nuôi với mật độ 100 ấu trùng/bể để kiểm chứng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng. Sau 42 ngày nuôi, tôm trải qua 5 lần lột xác với thời gian lột xác dao động từ 6,21 đến 10,59 ngày. Kết quả cho thấy độ kiểm ảnh hưởng đến tất cả các thông số quan sát được. Ở độ kiểm 120 mg CaCO3/L, tôm có chu kỳ lột xác ngắn hơn và tỷ lệ lột xác đồng deu hơn so với các nghiệm thức còn lại (p <
0,05). Trong các ly, tôm có chiều dài và tốc độ tăng trưởng ở độ kiểm 120 mg CaCO3/L khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các độ kiểm khác (p <
0,05). Trong hệ thống bể, không có sự khác biệt về chiều dài và tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức p>
0,05), nhưng ở độ kiềm 120 mg CaCO3/L tôm có kich thước đồng đều và có tỷ lệ sống cao hơn so với những bé khác (p <
0,05). Để xuất nên nuôi hậu ấu trùng tôm càng xanh ở độ kiểm 120 mg CaCO3/L để cải thiện tốc độ tăng trưởng và rút ngán thoi gian nuôi.