Ai Cập từng chứng kiến cuộc biến động chính trị - xã hội với hàng trăm cuộc biểu tình phản đối cùng các hành vi bất tuân dân sự chống lại nền chính trị cánh tả, được nhìn nhận như là phiên bản 2.0 của "Mùa xuân Ả rập" nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện này là sự bất tương thích giữa quyền lực chính trị với trình độ phát triển của kinh tế. Những cải cách của chủ nghĩa tân tự do trong việc tổ chức lại cấu trúc xã hội đã dẫn đến một loạt những tác động xã hội tiêu cực và làm cho chế độ độc tài mất đi tính hợp pháp, điều kiện để các nhóm đối lập như phong trào Hồi giáo nhận được nhiều hơn sự ủng hộ. Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình chính trị của Ai Cập đã dần ổn định, nhưng mâu thuẫn giữa trình độ cao về chính trị với trình độ phát triển kinh tế thấp càng gia tăng, đẩy Ai Cập trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bất ổn., Tóm tắt tiếng anh, Egypt once witnessed socio-political upheaval with hundreds of protests and acts of civil disobedience against leftist politics, seen as version 2.0 of the "Arab Spring" to overthrow the government of President Hosni Mubarak. One of the main reasons for this is the incompatibility between political power and the level of economic development. Neoliberal reforms in the reorganization of the social structure led to a series of negative social effects and made the authoritarian regime lose legitimacy, which is a condition for opposition groups such as Islamic movements received more support. In recent years, although Egypt's political situation has gradually stabilized, the contradiction between a high level of politics and a low level of economic development has increased, pushing Egypt to the risk of falling into a circle of turbulence.