Trong thai kỳ, nỗi sợ giúp thai phụ chuẩn bị tâm lý đầy đủ cho một cuộc sinh tốt đẹp. Tuy nhiên, khi sợ hãi ở mức độ không kiểm soát được, ảnh hưởng nặng nề đến thể chất và tinh thần của thai phụ được gọi là chứng "sợ sinh con". Tư vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện để trải nghiệm quá trình sinh cho thai phụ sẽ giúp ổn định tâm sinh lý thai phụ trước sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ và hành vi của thai phụ ở ba tháng cuối thai kỳ trước và sau khi tham gia chương trình giáo dục tiền sản tại Bệnh viện Hùng Vương và sự hài lòng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 134 thai phụ ở 3 tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương hội đủ các tiêu chí chọn mẫu trong thời gian từ 02/2019 - 08/2019. Kết quả: Chương trình "Hành trình vượt cạn" (HTVC) giúp thai phụ: Tỷ lệ thay đổi kiến thức: 99,3 KTC 95% [98,6 -99,9]
Tỷ lệ thay đổi thái độ 80,7 KTC05% [73,9 - 87,3] và hành vi 76,9 KTC 95% [ 69,8 -84]. Tỷ lệ sinh ngã âm đạo (ÂĐ) ở nhóm tham gia HTVC so với tỷ lệ chung của bệnh viện cùng thời gian là 48,6% KTC 95% [47,9 - 49,3] và 34,1% KTC 95% [25,7 - 42,5]. Tỷ lệ khách hàng hài lòng khi tham gia chương trình là 99,3% và mức độ rất hài lòng 78,4 KTC 95% [74,8 -84]. Kết luận: Thai phụ nên tham gia các chương trình giáo dục tiền sản và trong tương lai vấn đề này cần được nghiên cứu thêm, Tóm tắt tiếng anh, During pregnancy, fear helps pregnant women prepare fully for a good birth. However, when fear is uncontrolled, it severely affects the physical and mental well-being of pregnant women and is called "fear of childbirth". Advice, guidance, and facilitation to experience the process of giving birth to pregnant women will help them to stabilize their physiology before birth. Objectives: To determine the ratio of knowledge, attitudes and behaviors of pregnant women in the last trimester before and after participating in the antenatal education program at Hung Vuong Hospital as well as their satisfaction. Methods: A cross-sectional study of 134 women in the last 3 months of pregnancy at Hung Vuong Hospital met the criteria for sample selection from February 2019 to August 2019. Results: "Journey to birth" program to help pregnant women: Rate of change of knowledge: 99.3 CI 95% [98.6 -99.9]
The rate of attitude change 80.7 CI 05% [73.9 - 87.3] and behavior 76.9 CI 95% [69.8 -84]. The rate of vaginal birth in the group participating in "Journey to birth" program compared with the general rate in Hung vuong hospital at the same time was 48.6% 95% CI [47.9 - 49.3] and 34.1% 95% CI [25.7 - 42.5]. The rate of satisfied customers participating in the program is 99.3% and very satisfied rate: 78.4 95% confidence interval [74.8 -84]. Conclusion: Pregnant women should participate in antenatal education programs and this issue needs more research in the future