Cùng với hiệu ứng tích cực của vở diễn "Hồn Trương Ba da hàng thịt" trên sân khấu trong và ngoài nước, số lượng suất diễn và thời gian "sáng đèn" của vở diễn trong một thời đoạn khá dài, kịch bản "Hồn Trương Ba da hàng thịt" càng được giới nghiên cứu và phê bình văn học thẩm bình. Trên cơ sở nhắc lại những ý kiến đã có về kịch bản "Hồn Trương Ba da hàng thịt", người viết hướng đến "cách đọc" của riêng mình đối với kịch bản này. Tập trung vào khía cạnh tư duy triết luận và kết quả sáng tạo của Lưu Quang Vũ, bài viết của chúng tôi hướng đến năng lực phát hiện vấn đề-bi kịch cá nhân của nhân vật Hồn Trương Ba -và ưu thế của ngôn ngữ kịch
sự tiếp biến từ triết lí dân gian đến triết lí Lưu Quang Vũ
góc nhìn phân tâm học của Lưu Quang Vũ về sự hòa hợp "cái Nó" (id) -"cái Tôi" (ego) -"cái Siêu Tôi" (superego), trong con người Hồn Trương Ba
quan niệm vềc on người trong các mối quan hệ đa diện và những tấm gương soi giúp Hồn Trương Ba quyết tâm giải thoát bi kịch.