Trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Minh Trang Đặng, Thị Thu Phương Phạm, Thanh Trúc Thái

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y học Tp. Hồ Chí Minh 2020

Mô tả vật lý: 64-72

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404156

 Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 550 phụ nữ mang thai tại bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương từ tháng 3-4/2019. Phụ nữ mang thai được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc. Trầm cảm, lo âu được đánh giá bằng thang đo CES-D và STAI-T đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ có dấu hiệu trầm cảm, lo âu là 24,0%, 16,0%. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ trầm cảm bao gồm áp lực do mong đợi giới tính từ chồng (PR=2,08
  KTC 95%: 1,24-3,48), trải qua sự kiện buồn thai kỳ (PR=2,16
  KTC 95%: 1,47-3,19), gia đình có người rối loạn tâm thần (PR=4,56
  KTC 95%: 1,67-12,47) và hỗ trợ tinh thần từ chồng thấp (PR=1,93
  KTC 95%: 1,32-2,83). Các yếu tố liên quan làm tăng tỷ lệ lo âu bao gồm thai ngoài kế hoạch (PR=1,98
  KTC 95%: 1,25-3,14), tiền sử rối loạn tâm thần (PR=3,44
  KTC 95%: 1,17-10,10), trải qua sự kiện buồn thai kỳ (PR=1,93
  KTC 95%: 1,23-3,05), hỗ trợ tinh thần từ chồng (PR=2,67-2,80). Kết luận: Trầm cảm và lo âu là phổ biến ở phụ nữ mang thai. Cần bổ sung các phòng tư vấn tâm lý và có chương trình sàng lọc trầm cảm hoặc lo âu cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai có nguy cơ cao
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH