Mối quan hệ giữa mật độ hang và mật độ cua (brachyura) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Dũng Hoàng, Ngọc Khắc Hoàng, Tú Uyên Phạm, Thị Kim Dung Vương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Tân Trào) 2021

Mô tả vật lý: 36 - 42

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404251

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ hang và mật độ cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc được thực hiện vào 12/2020 tại 19 điểm đại diện cho 3 sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy mật độ hang và mật độ cua có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tăng dần từ các sinh cảnh ven rừng về phía biển (rừng thưa, cây thấp dưới 5 tuổi), sinh cảnh rừng mới trồng (rừng từ 5 - 9 tuổi) đến các sinh cảnh rừng trồng lâu năm (trên 9 tuổi). Tại các điểm khảo sát, các sinh cảnh có tuổi rừng càng cao, độ che phủ lớn, lượng mùn bã hữu cơ từ lượng vật chất rơi rụng nhiều thì mật độ hang cua càng nhiều, có thể tới hơn 150 hang/m2 và mật độ cua có thể tới gần 50 con/m2. Đã xác định được mối tương quan giữa mật độ hang và mật độ cua ở các sinh cảnh và trong toàn hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trong đó tương quan giữa mật độ hang và mật độ cua ở rừng mới dưới 5 tuổi trồng là không chặt chẽ, ở rừng 5-9 tuổi và rừng trên 9 tuổi là tương quan thuận và khá chặt chẽ (với R² = 0.6636 và R² = 0.6734). Tương quan giữa mật độ hang, mật độ cua trong toàn bộ khu vực rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc cũng là tương quan thuận và chặt chẽ (với R² = 0.8481).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH