Trong quá trình Đổi mới, Việt Nam đã nhận được nguồn hỗ trợ phát triển chỉnh thức (ODA) rất nghĩa từ các quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế lớn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Riêng vùng miền núi và dân tộc, nguồn vốn ODA đã góp phần bù đắp thiếu hụt về ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách phát triển kinh tế- xã hội tại những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bài viết này tổng hợp tình hình thực hiện ODA ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nước ta, phân tích hiệu quả, tác động của nguồn vốn này đối với phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn được khảo sát. Qua đó, nêu lên một số kết quả đã đạt được, những vấn đề đặt ra như bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác phát triển quốc tế, góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn mới.