Đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của nghề nuôi cá măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) tại vùng ven biển đông nam Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phú Hòa Nguyễn, Thị Mỹ Dung Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học - công nghệ thủy sản - Đại học Nha Trang 2020

Mô tả vật lý: 22-30

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404288

Để đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của nghề nuôi cá Măng sữa, chúng tôi đã bố trí 2 thí nghiệm nuôi cá với độ mặn và thức ăn khác nhau trong điều kiện sản xuất. Ở 3 độ mặn 15, 25 và 35 ppt, kết quả cho thấy độ mặn 25 ppt là phù hợp nhất, được lựa chọn làm điều kiện cho thí nghiệm thức ăn tiếp theo. Ở mật độ thả 1 con/m2, sau 120 này nuôi, kết quả cho thấy cá có tỉ lệ sống cao, từ 79,33 - 91,96%, tăng trưởng cao nhất đạt 543 g khi cho ăn thức ăn công nghiệp 42% protein với tỉ lệ 4% trọng lượng. Tỉ lệ doanh thu/chi phí đạt 2,65, không cao hơn nhiều so với tỉ lệ 2,64 của thức ăn kết hợp. Điều này cho thấy, hình thức nuôi sử dụng thức ăn kết hợp giữa thức ăn tự nhiên 60 ngày đầu, bổ sung thức ăn chế biến 60 ngày sau đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc duy trì ao nuôi cá Măng sữa khá đơn giản, không đòi hỏi am hiểu kỹ thuật, chi phí năng lượng rất thấp. Đặc điểm này cho thấy nghề nuôi đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, nên phát huy vì có thể gia tăng thu nhập trong giới hạn nguồn lực hộ gia đình.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH