Một số rào cản đối với vị thành niên nữ dân tộc thiểu số trong việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Nghiên cứu ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Đan Dung Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu con người 2021

Mô tả vật lý: 27 - 39

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404304

 Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ sức khỏe sinh sản (SKSS) có ý nghĩa quan trọng đối với vị thành niên nói chung và vị thành niên nữ nói riêng, nó không chỉ giúp vị thành niên tránh được mang thai ngoài ý muốn và làm giảm nguy cơ của các bệnh liên quan lây truyền qua đường tình dục mà còn ảnh hưởng tích cực đến cơ hội giáo dục, nghề nghiệp và xã hội của họ. Những nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, đối tượng vị thành niên thường bị bỏ qua trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và SKSS nói riêng (Goodbum và Ross, 2000). Vị thành niên nữ còn phải đối mặt với những rào cản liên quan tới đặc thù lứa tuổi và giới, điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ SKSS như sự kì thị tại phòng khám sức khỏe, bị từ chối trong một số bối cảnh xã hội và sự dày vò về mặt tâm lí vì đã làm xấu hổ gia đình của họ (NCAPD, 2010). Sự lo ngại về kì thị xã hội đã ngăn cản nhiều bạn trẻ tìm kiếm thông tin về SKSS và sử dụng dịch vụ vì họ sợ người khác nhìn thấy hoặc nếu thông tin của họ bị chia sẻ với người ngoài hoặc với các thành viên trong gia đình (Ralph và Brindis, 2010). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ở các nước khác cũng chỉ ra rằng việc thiếu hiểu biết và thiếu thông tin về SKSS, về các dịch vụ SKSS cũng là yếu tố cản trở việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ SKSS của vị thành niên (Ramez và các cộng sự, 2008
  Ralph và Brindis, 2010).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH