Hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo loại hình khác nhau ở Tây Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Dũng Đặng, Thị Thanh Vân Đỗ, Văn Giới Phạm, Thị Minh Hoàng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ Chăn nuôi 2022

Mô tả vật lý: 57-70

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404339

 Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và tìm ra phương thức chăn nuôi bò thịt phù hợp cho vùng Tây Nguyên ở Việt Nam. Hai loại hình chăn nuôi bò thịt được phân bổ là Loại hình chăn thả thông thường theo truyền thống và Loại hình chăn thả theo thời gian (Theo giờ). Thí nghiệm được thực hiện tại hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc. Nghiên cứu được thực hiện trong 54 nông hộ
  tổng số 897 con bò lai hướng thịt, trong đó, 374 con bò sinh sản, 2 con bò đực giống, 366 con bê lai thịt từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi được theo dõi và thu thập số liệu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Giá nguyên liệu thức ăn và lãi suất ngân hàng tại các tỉnh được áp dụng vào tháng 10 năm 2019. Các phương pháp thống kê mô tả và mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) trong MINITAB16 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy lợi nhuận đem lại hàng năm trên mỗi dầu bò sinh sản thu được là 9,15 triệu đồng ở Loại hình chăn thả theo giờ, trong khi lowijn nhuận/năm/cái sinh sản chỉ đạt 7,12 triệu đồng ở phương thức chăn thả truyền thống. Chi phí sản xuất thịt bò theo phương thức chăn thả theo thời gian cao hơn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi bò thịt theo phương thức truyền thống như trước đây. Kết quả nghiên cứu đưa ra luận rằng Loại hình chăn thả theo giờ trong chăn nuôi bò thịt là sự lựa chọn phù hợp nhất ở Tây Nguyên. Loại hình chăn nuôi này cũng cần được quan tâm để áp dụng cho khu vực này., Tóm tắt tiếng anh, The objective of this research was to determine and find out the proper mode in beef production in Western Highland of Vietnam. Two beef production modes were allocated as the traditionally conventional grazing and timed grazing modes. The experiment was carried out in Gia-Lai and Dak-Lak provinces. The investigation was performed in 54 holds
  total of 897 beef crossbreds, in which, 374 reproductive cows, 2 breeding bulls, 366 beef crossbred calves from birth to 24 months old were monitored and gathered data from Jan 2017 to December 2020. The prices of feeding materials and bank interest at provinces were applied at October 2019. The procedures of Descriptive statistics and GLM in MINITAB16 were used for data analysis. The results indicated that the annual surplus per cow acquired in 9.15 million VND in timed grazing modes, whereas 7.12 million VND in Traditionally conventional grazing mode. Expenditure of beef prodution in timed grazing mode was higher but brought about the higher economic efficiency than beef production in the traditionally conventional mode. It is concluded that the timed grazing mode of beef production was the most proper choice in Western Highland. This mode should also be taken into account for application in this region.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH