Xây dựng và xác trị đề thi viết tiếng Anh của một trường đại học tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Nghĩa Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2020

Mô tả vật lý: 143-151

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404370

 Nghiên cứu thiết kế lại đề thi kỹ năng Viết trong bộ đề thi Olympic tiếng Anh tại một trường đại học ở Việt Nam. Đề thi sau khi thiết kế dựa trên mô hình xây dựng đề thi của Bachman và Palmer được tiến hành cho thi trên 18 sinh viên của trường đại học này. Bài viết sau đó được chấm bởi hai giám khảo độc lập
  điểm số của các bài viết này được sử dụng để xác định độ giá trị cấu trúc và độ nhất quán đánh giá bài thi. Hệ số tương quan Pearson được sử dụng nhằm kiểm tra độ nhất quán trong nội tại bài thi và nhất quán trong việc đánh giá bài thi giữa hai giám khảo chấm thi. Hệ số tương quan đạt mức R = 0,72 và R = 0,94 cho thấy hai câu hỏi của đề thi đã phản ánh khá tốt khái niệm kỹ năng Viết được xác định trong đề. Đồng thời hệ số tương qua giữa hai câu hỏi đạt giá trị R = 0,43 cho thấy hai câu hỏi vừa có độ nhất quán vừa có độ phân hoá. Sự đồng thuận giữa hai giám khảo cũng đạt mức khá (R = 0,74), tuy nhiên để cải thiện hơn nữa giá trị này cần có quy trình hướng dẫn chặt chẽ hơn đối với các bài viết chưa đạt yêu cầu., Tóm tắt tiếng anh, This study was conducted in an attempt to replace the writing component of an Olympic English test battery at a Vietnamese university. After the test was developed with reference to Bachman and Palmer's test construction model, it was administered to 18 participants at the university. The scripts were then independently marked by two raters, and the scores were used as evidence to determine construct validity and scoring validity of the test and test procedures. The Pearson correlation test was employed to check internal consistency of the test and scoring consistency between the raters. Correlation coefficients R = 0.72 and R = 0.94 suggested that the two test tasks well reflected the writing ability construct defined in the test, and R = 0.43 indicated both an intersection and a discrimination in the content and difficulty level of the test tasks. Inter-rater reliability was recorded at a satisfactory level (R = 0.74), but this value could have been enhanced with more strict marking guidelines applied to problematic scripts.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH