Nghiên cứu nhân giống cây thông Caribaea (Pinus caribaea Morelet) bằng phương pháp giâm hom

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Lan Cấn, Hữu Sơn Đỗ, Thị Hà Kiều, Thị Thu Dung Nguyễn, Văn Hiệu Trịnh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệpvàPhát triển nông thôn , 2019

Mô tả vật lý: 95-101

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404415

 Thông Caribaea chỉ có khả năng ra hạt hữu thụ ở một số địa điểm nhất định ở Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu nhân giống vô tính cây Thông Caribaea bằng phương pháp giâm hom giúp chủ động nguồn gióng, nâng cao chất lượng rừng trồng và phát triển rộng rãi loài cây này ở nước ta. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng được trình nhân giống vô tính Thông Caribaea được công nhận tiến bộ thuật. Các nội dung gồm nghiên cứu gồm: ảnh hưởng của các chế độ chăm sóc đến sản lượng và chất lượng hom, tỷ lệ sống của cây mẹ trong vườn cây đầu dòng, ảnh hưởng của loại, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ của cây hom
  ảnh hưởng của giá thể và tuổi cây mẹ lấy hom đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom giâm
  ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng ra rễ của cây hom. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng công thức bón phân cho cây mẹ ở vườn vật liệu theo tỷ lệ 2 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg phân super lân cho tỷ lệ sống đạt 94,4%
  tỷ lệ hom hữu hiệu trung bình trên 50%
  khi sử dụng chất kích thích NAA 1.500 ppm cho tỷ lệ ra rễ tốt (85,6%), chất lượng bộ rễ tốt hơn các chất sinh trưởng khác và số rễ trung bình trên hom, chiều dài rễ trung bình cao áp 2,6 và 2,1 so với đối chứng không sử dụng chất kích thích sinh trưởng sử dụng giá thể giâm hom là cát vàng sạch cho tỷ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ tốt nhất (81,1%
  3,5 số rẻ trung bình/hom
  chiều dài rễ trung bình 3,5 cm)
  giảm hom từ cây mẹ tuổi 2 cho tỷ lệ hom ra rễ cao (85,6%)
  mùa vụ giâm hom thích hợp nhất là tháng 11-12.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH