Nhận xét ban đầu về hiệu quả hạ áp của captopril ngậm dưới lưỡi trong tăng huyết áp nặng, khẩn trương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thượng Nghĩa Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2020

Mô tả vật lý: 264-269

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404577

 Nghiên cứu mở tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân tăng huyết áp nặng, khẩn trương (HA >
  180/110mmHg) có hoặc  không kèm các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, khó thở được khám ngoại trú & điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch BVCR từ ngày 04/09/2018-28/05/2019. Trong 71 bệnh nhân, sau 30 phút tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng với Captopril:  265 83,1%
  89% BN có hiệu quả hạ áp đối với huyết áp tâm thu , 81% BN có hiệu quả hạ áp đối với huyết áp tâm trương. Captopril  bắt đầu hạ huyết áp sau 15 phút, hạ áp rõ rệt sau 30 phút, và hạ áp tối đa sau 60 phút. Mức độ hạ áp của Captopril theo thời gian: Sau 30 phút, mức độ hạ HA tâm thu = 36,1 ±15,0 mmHg, mức độ hạ HA tâm trương = 21,9 ± 13,2mmHg
  Sau 60 phút: mức độ hạ HA tâm thu = 36,3 ±17,5mmHg, mức độ hạ HA tâm trương = 21,0 ± 9,9mmHg. Sau 30 phút, các triệu chứng cơ năng kèm theo tăng huyết áp nặng khẩn trương như: nhức đầu, chóng mặt, khó thở, nặng ngực đều giảm hoặc biến mất. Chưa ghi nhận được các tác dụng phụ, ngoại ý của Captopril ngậm dưới lưỡi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH