Khảo sát sự di truyền tính trạng quả ở thế hệ lai F1-F2 của tổ hợp lai ớt cay chỉ thiên và chỉ địa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Chi Trần, Trọng Ngôn Trương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2021

Mô tả vật lý: 45361

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404579

Nhằm ứng dụng phương pháp lai vào công tác chọn tạo giống ớt mới, hai giống ớt nhập nội thuần chủng có dạng quả khác nhau gồm giống ớt cay (mẹ - quả nhỏ, chỉ thiên, trơn) và ớt Sừng (bố - quả to, chỉ địa, nhăn) được dùng lai tạo và khảo sát bước đẩu sự thay đổi về mặt di truyền dựa vào sự thay đổi một số đặc tính nông học trên quả. Kết quả lai tạo và phân tích các thông số thống kê cho thấy ở thế hệ lai F1 cho ra 100% quả có kích thước trung bình so vói bố và mẹ, có đặc điểm chỉ địa giống với giống Sừng và quả ít nhăn hơn so với giống Sừng. Khi cho F1 tự thụ để thu các cây F2, qua kết quả khảo sát cho thấy các tính trạng chất lượng như dạng quả tuân theo quy luật phân li trội không hoàn toàn 1:2:1 với 1 quả dài: 2 quả trung bình: 1 quả ngắn. Tính trạng hướng quả phân li theo tỉ lệ 3:1 với 3 chỉ địa giống Sừng và 1 chỉ thiên giống Hiểm, tính trạng độ cong của quả tuân theo tỉ lệ 3:1 với 3 quả dạng cong và 1 quả dạng thẳng. Như vậy ở các tính trạng chất lượng phần lớn các cá thể thế hệ F2 có sự thể hiện kiểu hình giống với cây bố ớt Sừng. Kết quả quan sát các tính trạng số lượng ở thế hệ F2 cho thấy 3 tính trạng chiều dài quả, khối lượng quả và số hạt trên quả có hệ số và tiến bộ di truyền ở mức cao. Vì vậy để chọn lọc các cả thể ở F2 dựa trên kiểu hình ở quả thi có thể dựa vào các tính trạng chiều dài quả, khối lượng quả và số hạt trên quả để chọn lọc ra các cá thể phù hợp để làm nguồn vật liệu cho các bước chọn lọc tiếp theo.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH