Xác định phương thức lan truyền của Sri Lankan cassava mosaic virus (SLCMV) gây bệnh khảm lá sắn ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Huy Ngô, Chí Hiểu Nguyễn, Đức Huy Nguyễn, Xuân Hoạt Trịnh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam 2021

Mô tả vật lý: 206-214

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404643

 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá phương thức lan truyền của Sri Lankan cassava mosaic virus (SLCMV) gây bệnh khảm lá sắn ở Việt Nam. Loài bọ phấn trắng Bemisia tabaci được nhân nuôi trong lồng lưới cách ly côn trùng trong vòng 8 tuần để tạo quần thể bọ phấn trắng không mang SLCMV phục vụ thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo. Số lượng cá thể bọ phấn trắng thả lên cây sắn con sạch bệnh là 5, 10 và 20 con/cây
  và thời gian chích truyền là 2, 6, 12 và 24 h. Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành với 10 cây được lặp lại 3 lần. Để xác định phương thức lan truyền qua hom giống, hom giống từ cây biểu hiện triệu chứng bệnh và hom giống từ các cây không biểu hiện triệu chứng bệnh của các giống KM94, HL-S11 và KM419 thu tại Đồng Nai được trồng rong chậu vại trong điều kiện nhà lưới cách ly bọ phấn trắng và xác định tỷ lệ cây biểu hiện triệu chứng và thời gian ủ bệnh. Kết quả cho thấy, khi lây nhiễm với số lượng bọ phấn trắng và thời gian chích truyền khác nhau thì tỷ lệ cây biểu hiện triệu chứng bệnh virus khảm lá sắn dao động từ 25,0-90,0%. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 20 đến 25 ngày. Sau 20-30 ngày trồng các giống KM94, HL-S11 và KM419 mọc từ hom bị nhiễm bệnh có triệu chứng đặc trưng của bệnh vi rút khảm lá. Trong khi đó, tại công thức sử dụng hom giống sạch bệnh, không ghi nhận sự xuất hiện của triệu chứng bệnh. Tất cả các cây thí nghiệm đều được lấy mẫu, chiết suất DNA và chạy PCR bằng cặp primer SLCMV-A-F1/SLCMV-A-R2 và phân tích trình tự gen. Kết quả đã khẳng định tất cả các cây biểu hiệu triệu chứng sau khi lây nhiễm đều mang loài SLCMV. Nghiên cứu này đã cung cấp thông tin quan trọng về phương thức lan truyền bệnh virus khảm lá sắn tại Việt Nam thông qua hom giống và bọ phấn trắng (B. tabaci) phục vụ công tác quản lý bệnh hiệu quả tại Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH