Kết quả nghiên cứu tối ưu hóa xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Trung Phạm, Ngọc Mai Quách

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Thông tin Khoa học và Công nghệ Hạt nhân, 2022

Mô tả vật lý: 30-38

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404655

 Kỹ thuật hít sâu nhịn thở (Deep inspiration breath hold - DIBH) sử dụng hệ thống theo dõi bề mặt quang học (Optical surface monitoring system - OSMS) trong điều trị ung thư vú trái giúp giảm liều vào tim và các cơ quan lành trong quá trình xạ trị. Hiện nay tại khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã áp dụng kỹ thuật DIBH cho bệnh nhân ung thư vú trái. Để tối ưu hóa trong việc lựa chọn bệnh nhân và kỹ thuật xạ trị sử dụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh, đánh giá phân bố liều tại thể tích điều trị và các cơ quan lành trên hai chuỗi ảnh CT (Computed Tomography - CT) thở tự do (Free Breathing - FB) và hít sâu nhịn thở (DIBH) của ba kỹ thuật lập kế hoạch Trường trong trường (Field in Field - FiF), Xạ trị điều biến liều (Intensity Modulated Radiation Therapy - IMRT), Xạ trị điều biến liều theo thể tích cung tròn (Volumetric Modulated Arc Therapy - VMAT). So sánh giữa 2 nhóm kế hoạch DIBH và FB của 10 bệnh nhân ung thư vú trái, các tiêu chí liều trung bình và liều lớn nhất ở các cơ quan lành đều có sự cải thiện, đặc biệt ở tim (p <
  0,05, liều trung bình và liều lớn nhất ở tim giảm tương ứng 37,03% và 7%). Khoảng cách từ tim đến thành ngực, thể tích phổi ở CT DIBH lớn hơn ở CT FB (p <
  0,05). Có sự tương quan giữa thể tích phổi (R = 0,48), sự khác biệt giữa 2 chuỗi ảnh CT (R = 0,29), khoảng cách từ tim đến thành ngực (R = 0,49) với sự giảm liều tim từ đó có thể đưa ra một số tiêu chí mới để lựa chọn bệnh nhân. So sánh giữa 3 kỹ thuật FiF, IMRT và VMAT ta thấy kế hoạch VMAT, IMRT cho độ bao phủ Q, chỉ số CI, và HI gần giá trị lý tưở ng hơn so với kế hoạch FiF từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn kỹ thuật tối ư u cho từng ca bệnh. Từ đó để tối ưu hóa quy trình xạ trị ung thư vú trái cần: lựa chọn bệnh nhân (ngoài lựa chọn dựa trên khả năng hít thở cần sử dụng thêm các công cụ xác định sự thay đổi thể tích phổi, khoảng cách giữa 2 chuỗi ảnh CT FB và DIBH để tiên lượng khả năng hưởng lợi từ kỹ thuật DIBH), lập kế hoạch (sử dụng cả 3 kỹ thuật trên 2 chuỗi CT), đánh giá (giá trị "cut-off" V25% ở tim).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH