Ảnh hưởng của mức độ thức ăn hỗn hợp lên tỷ lệ tiêu hóa, lên men dạ cỏ và thành phần sữa của dê trong giai đoạn 3-5 tháng cho sữa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phước Thành Lâm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636.0852 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi 2021

Mô tả vật lý: 47 - 52

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404684

 Đánh giá ảnh hưởng của các mức độ thức ăn hỗn hợp (TAHH) lên tỷ lệ tiêu hóa, lên men dạ cỏ, năng suất và thành phần sữa dê lai Saanen giai đoạn 3-5 tháng cho sữa. Thí nghiệm được tiến hành theo thể thức ô vuông Latin 3×3 trên 3 con dê cái lai Saanen F2 (♂ Saanen × ♀ Bách Thảo), lứa đẻ đầu tiên và tháng cho sữa thứ nhất. Các nghiệm thức (NT) thí nghiệm là mức độ 50, 60 và 70% thức ăn hỗn hợp (22% CP) trong khẩu phần (KP), tương ứng với NT HH50, HH60 và HH70. Dê được cho ăn cỏ Lông tây tự do, sau khi đã tiêu thụ hết thức ăn hỗn hợp. Kết quả cho thấy, tăng thức ăn hỗn hợp trong KP không ảnh hưởng đến lượng DM, OM và CP tiêu thụ, nhưng tăng tỷ lệ CP trong KP 16,4-18,6% DM (P<
 0,01). Tỷ lệ tiêu hóa CP cao nhất ở HH70 (83,6%) và thấp nhất ở HH50 (79,5%) (P<
 0,05). Việc tăng các mức độ thức ăn hỗn hợp trong KP không ảnh hưởng đến lượng nitơ tích lũy, nhưng giảm nitơ trong sữa (P<
 0,05). Khẩu phần không ảnh hưởng đến các sản phẩm lên men ở dạ cỏ, cũng như không cải thiện đáng kể năng suất sữa của dê, nhưng mỡ sữa giảm từ 3,91% ở HH50 đến 2,50% ở HH70 (P<
 0,05). Do đó, dê lai Saanen trong giai đoạn 3-5 tháng cho sữa chỉ nên cho ăn tối đa 50% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH