Mô hình công nghệ xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng triều tại Hà Tĩnh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thái Hà, Thu Thủy Hoàng, Thị Xuân Thủy Nguyễn, Thị Bích Diệp Phan, Thị Hằng Phí

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 404716

 Diện tích nuôi tôm Thẻ chân trắng đã tăng lên rất nhanh trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2015. Những năm gần đây, diện tích nuôi bị bỏ hoang ngày càng nhiều do nuôi không hiệu quả
  môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan diện rộng, diện tích nuôi đã giảm xuống nhanh chóng như vùng nuôi tôm tập trung bị bỏ hoang hóa chủ yếu ở ven các cửa sông lớn. Bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội trước mắt, việc nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh vùng triều thay nước không tuần hoàn, vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề môi trường, để lại cũng rất lớn gây nên dịnh bệnh sảy ra thường xuyên, phát triển ngành tôm không bền vững. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là chất thải khi nuôi khi thải ra môi trường không được xử lý. Trong phạm vi bài báo nhóm tác giả đã nghiên cứu mô hình công nghệ xử lý nước thải cho khu nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tập trung vùng triều tại Trang Trại ông Lê văn Loan, xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh theo mô hình 2ao: ao xử lý 1 - ao xử lý 2 - Môi trường. Kết quả cho thấy nước thải sau khi xử lý đều đạt tiêu chuẩn Việt nam khi xả ra môi trường. Qua đó tác giả kiến nghị áp dụng công nghệ xử lý nước thải này để áp dụng cho các khu nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh vùng triều tại các tỉnh ven biển trung bộ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm dịnh bệnh nâng cao hiệu quả nuôi và phát triển bền vững ngành nuôi tôm vùng triều.Từ khóa:Xử lý nước thải, tôm thẻ chân trắng, rong biển, ao xử lý.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH