Mô tả kiến thức và xác định yếu tố liên quan về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng tại một bệnh viện tỉnh Hải Dương.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 123 điều dưỡng tại 6 khoa lâm sàng hệ ngoại một bệnh viện tỉnh Hải Dương. Thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Điều dưỡng tham gia nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi. Bộ câu hỏi dựa trên bộ công cụ đánh giá kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ được xây dựng bởi Sickder, Sae-Sia and Petichetchian. Độ tin cậy và tính giá trị của bộ công cụ được thực hiện bao gồm: (1) đảm bảo quy trình dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt
(2) kiểm tra tính giá trị về nội dung (content validity)
(3) kiểm tra tính giá trị về khái niệm (face validity)
(4) kiểm tra độ tin cậy về tính đồng nhất nội tại của thang đo (Internal consistency). Bộ công cụ gồm 25 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Điểm kiến thức dao động từ 0 - 25 điểm. Kiến thức được chia thành 2 nhóm: lớn hơn hoặc bằng 75% giá trị điểm trung bình: kiến thức đạt
<
75% giá trị điểm trung bình: kiến thức chưa đạt. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là 27,6%. Số lượng người bệnh chăm sóc trung bình/ngày là yếu tố có ảnh hưởng tới kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng với OR- 5,71
95% Cl: 2,15-15,16. Số năm làm việc trong lĩnh vực ngoại khoa là yếu tố có ảnh hưởng tới kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng với OR=3,41
95% Cl: 1,20- 9,68. Kết luận và kiến nghị: Chỉ có số ít điều dưỡng (27,6%) có kiến thức đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc ngoại khoa và số lượng người bệnh trung bình chăm sóc hằng ngày có liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Kiến nghị: Nâng cao kiến thức của điều dưỡng thông qua việc cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu lĩnh vực chăm sóc vết mổ dựa vào bằng chứng khoa học để giúp điều dưỡng cập nhật và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc và phòng ngừa biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ.