Một số đặc điểm lý, hóa của đất rừng ngập mặn trồng tại khu vực bãi bồi cửa sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Hạnh Nguyễn, Hồng Tính Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Nông nghiệpvàPhát triển nông thôn , 2019

Mô tả vật lý: 119-124

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 405292

 Nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý rừng trong việc bảo tồn, phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn tại khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa, một số đặc điểm lý, hoá học của đất rừng trang và rừng bần chua trong tại khu vực bãi bồi cửa sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa đã được đánh giá trên cơ sở phan tich 60 mẫu đất thu thập vào năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thay, đất rừng trang và rừng bần chua có sự khác nhau vẻ các đặc điểm lý, hóa học. Rừng trang và bần chua có mật độ lần lượt là 6.912 ± 168 cây/ha và 1.436 ± 43 cây/ha
  đường kính thân lần lượt là 3,95 ± 0,56 cm và 12,01 ± 0,95 cm
  chiều cao cây lần lượt là 3,65 ± 0,51 m và 5,89 ± 0,32 m. Đất rừng trang có độ mặn 13,4 ± 0,6%o, pH 6,72 ± 0,35 và Eh -112,8 ± 2.84 mV
  trong khi đất rừng bản chua có độ mặn trung bình là 9,4 ± 0,6%, pH trung bình là 7,07 ± 0,38 và Eh trung bình lần lượt là -122,5 ± 3,1 mV. Thành phần cấp hạt của đất rừng trang 48,96 ± 5,50% cát, 25,63 ± 3,41 % limon và 25,41 ± 1,88 % sét
  đất rừng bần chua 35,51 ± 3,20 % cát, 46,00 ± 3,48 % limon và 18,50 ± 1,55 % sét. Đất rừng trang, bần chua có hàm lượng mùn trung bình lần lượt là 2,00 ± 0,11 và 0,90 ± 0,07%
  hàm lượng nitơ dễ tiêu trung bình lần lượt là 68,9 ± 5,7 và 33,4 ± 3,4 mg/kg
  hàm lượng photpho để tiêu trung bình lần lượt là 79,7 ± 6,2 và 26,2 ± 3,1 mg/kg
  hàm lượng kali dễ tiêu trung bình lần lượt là 1054,5 ± 107,8 và 856,1 ± 68,8 mg/kg.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH