Đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Đông Nguyễn, Thu Huyền Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên 2019

Mô tả vật lý: 143-150

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 405316

Hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng đối với con người và các sinh vật sinh sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, hệ sinh thái này đang bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của con người. Trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp nhằm huy động nguồn lực của cộng đồng để tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Bài nghiên cứu đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở nước ta giai đoạn 2011 -2019. Trong giai đoạn này, số tiền thu được từ DVMTR là hơn 12.281 tỷ đồng, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước, cải thiện kinh tế cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng với 80% là dân tộc thiểu số. Tổng diện tích rừng được hưởng tiền DVMTR trên 5,986 triệu ha chiếm 42% tổng diện tích rừng toàn quốc. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những thuận lợi, các mặt còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR., Tóm tắt tiếng anh, Forest ecosystems play an important role for human and creatures living on Earth. However, these ecosystems are seriously degraded due to human ativities. Facing this situation, the Government of Vietnam has issued Decree No. 99/2010/ND-CP of September 24, 2010, on the policy for payment for forest environmental services and Decree No. 156/2018 /ND-CP, detailing the implementation of a number of articles of the Forest Law to mobilize community resources to participate in the forest protection and development. The research evaluated the implementation of payment for forest environment services ( PFES) from 2011 to 2019. In this period, the amount collected from forest environment services was more than 12,281 billion Dong, reducing pressure on the state budget, improving the economy for households participating in forest protection among 80% ethnic minorities. The total forest area eligible for PFES is over 5.986 million ha, accounting for 42% of the total forest area nationwide. Besides, the author also analyzed the advantages and problems existing and proposed some solutions to improve the effectiveness of the implementation of the policy on PFES.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH