Bài viết này giới thiệu cấu trúc địa tầng, các dấu tích văn hóa mà người xưa để lại, hệ thống niên đại tuyệt đối của di tích, trên cơ sở đó đưa ra một vài nhận xét về diễn trình văn hóa tiền sử của những người cư trú trong hang động và giá trị di sản hang C6-1 trong bối cảnh tiền sử Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam đã biết đến một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ Tây Nguyên. Kết quả khai quật hang C6-1 với địa tầng dày, nguyên vẹn, hệ thống niên đại C14, các dấu tích hoạt động của con người và mộ táng, là cẩm nang cho việc đối chiếu, so sánh với các di tích tiền sử ở Tây Nguyên
là cơ sở cho việc bảo tồn tại chỗ, phát huy di sản văn hóa khảo cổ phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông.