Đánh giá hiện trạng phát sinh, quản lý, nhận thức của cộng đồng về chất thải nhóm, nhựa tại quận Hà Đông, từ đó đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với 100 hộ gia đình, 10 người đầu mối thu mua, cơ sở tái chế yà 14 cán bộ quản lý môi trường các cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân có nhận thức rõ ràng về khả năng tái chế, tái sử dụng của chất thải nhôm, nhựa. 95% người dân thu gom, phân loại chất thải nhôm phát sinh trong sinh hoạt tại nguồn. Người dân hiểu rõ tác hại của việc sử dụng sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa sang nhôm là một thách thức lớn đối với nhà quản lý Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt la 0,924 kg/người/ngày, chất thải nhựa là 0,089 kg/người/ngày, chất thải nhôm là 0,009 kg/ngum/ngay. Dòng luân chuyển chất thải nhôm phát sinh từ sinh hoạt hộ gia đình được các cơ sở thu mua đạt 95%. Công tác quản lý chất thải nhôm, nhựa chưa được tách riêng để quản lý. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt với tỷ lệ thu gom, vận chuyển trong ngày đạt 99%, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp. Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp mô hình sử dụng, quản lý, tái chế chất thải nhôm và truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phân loại chất thải tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải vào môi trường.