Trường hợp đồng âm "hong" trong tiếng Hán và "hồng" trong tiếng Việt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Hàm Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: TC Nghiên cứu nước ngoài - Đại học Quốc gia Hà Nội 2020

Mô tả vật lý: 41-52

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 405552

Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ âm tiết tính, hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong cả hai ngôn ngữ này đều rất phổ biến. Trải qua quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp thu một lượng không nhỏ từ vựng tiếng Hán, dần dần trở thành từ Hán Việt với những mức độ Việt hóa khác nhau và có sự biến đổi nhất định về nghĩa, kết hợp với từ Hán Việt tự tạo dựa trên các yếu tố Hán Việt sẵn có, thêm vào đó là từ thuần Việt khiến cho hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt càng trở nên phức tạp, gây trở ngại không nhỏ cho việc ghi chép, lý giải, sử dụng từ vựng tiếng Việt cũng như việc học tập tiếng Hán của người Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, trên cơ sở ngữ liệu thu thập từ một số bộ từ điển và thực tiễn ngôn ngữ, tiến hành khảo sát trường hợp đồng âm "hóng" trong tiếng Hán và "hồng" trong tiếng Việt, làm rõ sự khác biệt về nghĩa giữa chúng, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học tiếng Việt và tiếng Hán ở Việt Nam., Tóm tắt tiếng anh, Chinese and Vietnamese are analytic languages and thus homophony is a common linguistic phenomenon. Over the course of history, Vietnamese language has interacted with Chinese language and borrowed a great number of Chinese characters that gradually become Sino-Vietnamese words. Those words are Vietnamized to some extent and are subject to semantic change. The combination of Sino-Vietnamese elements and purely Vietnamese words has created Sino-Vietnamese words and makes homophones in Vietnamese become more and more complicated. This linguistic phenomenon causes many difficulties in note taking, explanation, Vietnamese usage and Chinese learning to Vietnamese people. In the article, such methods and techniques as statistics, analysis, compare-contrast are used along with the materials collected from some dictionaries and everyday language to analyze the homophones of 'hóng' in Chinese and 'hồng' in Vietnamese with an aim to distinguish their meanings. This hopes to contribute as a reference for Vietnamese teaching and Chinese teaching in Vietnam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH