Các làng nghề sản xuất bún, bánh đa phát triển trẽn khắp cả nước, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Tuy vậy, các làng nghề này cũng đang gây ra áp lực lớn đến môi trường. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra chất lượng nước thái ở làng nghề chế biến bún Phú Đô, bánh đa Làng Me ngoại trừ chỉ tiêu Coliform là thấp hơn, tất cả các chỉ tiêu khác đều khá cao vượt nhiều lần so với quy chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT tại cột B. Cụ thể các chỉ tiêu TSS
COD
BOD5
Nts
Pts lần lượt vượt số lần là 3,8 - 4,0
10,9 - 16,2
23,7 - 35,5
2,0 - 2,2
2,1. pH của các mẫu nước thải từ các làng nghề này đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn do quá trình ngâm gạo để lên men trong sản xuất. Chính vì vậy, với mục tiêu nâng cao hiệu quá xử lý nươc thải của các làng nghề chế biến bún Phú Đô, bánh đa làng Me nghiên cứu đã sử dụng hai chủng Bacillus Ucheniformis NTB2.11 và Bacillus subtilis NTB5.7 có một số đặc tính sinh học tốt được phân lập từ nước thải bún Phú Đô để xử lý nước thải hai làng nghề này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung hỗn hợp các chủng Bacillus licheniformis NTB2.1A và Bacillus subtillsNTB5.7 theo tỷ lệ 1:1 ở nồng độ 107CFU/mL cho kết quả xử lý tốt có 5/7 chỉ tiêu (pH, TSS, Nts, Pts, Coltform) sau 7 ngày xử lý đạt quy chuẩn loại B của QCVN40:2011/BTNMT. Tuy nhiên, do nồng độ các chất hữu cơ nhiễm trong nước thải đầu vào rất cao nên chỉ tiêu COD và BOD5 ở nước thải đầu ra tuy giảm nhiều nhưng vẫn còn cao vượt quy chuẩn từ 1,5 - 2,9 lần đối với COD và từ 3,4 - 7,0 lần đối với BOD5. Hiệu quả xử lý TSS, COD, BOD5, Nts, Pts, và Coliform cao hơn so với đối chứng không xử lý là 67,2 - 68,9%, 71,4 - 71,8%, 75,9 - 80%, 65,87- 68,7%, 66,2 - 68%, 57,4%.