Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của giống quýt Khốp tại huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Mai Đặng, Thị Tuyết Nguyễn, Việt Hưng Vũ, Sỹ Biên Vương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 45549

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 405749

 Giống quýt Khốp là nguồn gen cây ăn quả có múi quý, không những dùng ăn tươi mà còn được sử dụng làm dược liệu, gia vị. Do được trồng từ lâu và trồng tự phát nên sản xuất quýt Khốp còn một số tồn tại. Để có cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc giống quýt Khốp, công tác nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học giống quýt Khốp đã được triển khai tại 3 xã trồng quýt tập trung của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy: Hiểu biết của các hội trồng quýt Khốp về kỹ thuật canh tác và quản lý vườn còn hạn chế, các biện pháp kỹ thuật cơ bản như: bón phân, cắt tỉa, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại đã không được áp dụng hoặc áp dụng không đồng bộ. Giống quýt Khốp có một số đặc điểm sinh học chính sau: xuất hiện 3-4 đợt lộc/năm
  tỷ lệ đậu quả ổn định đạt khá cao (khoảng 2,24%)
  năng xuất thực thu trung bình 66,5 kg/cây 15 năm tuổi
  quả quýt Khốp có hình cầu dẹp, vỏ quả và tép quả đều có màu vàng
  khối lượng trung bình quả đạt 53,58 g/quả
  chiều cao quả đạt 3,63 cm
  đường kính quả đạt 5,11 cm
  số múi/quả là 11,2 múi
  số hạt là 17,87 hạt/quả
  tỷ lệ phần ăn được trung bình 63,03%
  độ Brix đạt 11,1%
  hàm lượng đường tổng số đạt 5,42-6,5%
  hàm lượng axit tổng số khá cao, đạt khoảng 1,61 - 1,87
  hàm lượng chất khô đạt khoảng 15, 38 - 16,37% và hàm lượng vitamim C khá cao tương ứng khoảng 28,94 - 29,57 mg/100 g. So với một số giống quýt đang trồng phổ biến trong sản xuất, hàm lượng Vitamin C của quýt Khốp cao hơn khá rõ rệt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH