Đặc điểm tướng thạch học và môi trường trầm tích trong giai đoạn Jurassic sớm - giữa, bể trầm tích sau cung Đà Lạt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huy Hoàng Bùi, Quang Tuấn Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Dầu khí 2022

Mô tả vật lý: 45395

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 405764

 Bể trầm tích sau cung Đà Lạt được hình thành trên cơ sở biến dạng vỏ thạch quyển do quá trình hút chìm của mảng Thái Bình Dương bên dưới địa mảng Âu - Á trong giai đoạn Mesozoic. Các số liệu khảo sát thực địa, phân tích thạch học kết hợp với luận giải các dạng cấu tạo và phân tích hình ảnh UAV cho thấy các thành tạo trầm tích Jurassic sớm - giữa được chia thành 7 kiểu tướng thạch học đặc trưng và môi trường lắng đọng tương ứng gồm: (i) Tướng cuội sạn ven bờ
  (ii) Tướng cát lòng sông/ven hồ
  (iii) Tướng cát sạn ven bờ (shoreface)
  (iv) Tướng sét bột vũng vịnh
  (v) Tướng sét biển sâu
  (vi) Tướng hỗn độn trượt lở ngầm (MTD - Mass Transport Deposit) và (vii) Tướng hỗn độn turbidite. Các tướng trầm tích này có đặc điểm phân bố theo không gian - thời gian phù hợp với thành phần độ hạt, cụ thể là vùng ven rìa tích tụ các trám tích hạt thô trong giai đoạn Jurassic sớm, đánh dấu giai đoạn bắt đầu mở bể, sau đó chuyển lên trầm tích cát bột biển nông - thềm. Đến giai đoạn Jurassic giữa, phán ven rìa nâng lên tạo chế độ lục địa trong khi khu vực trung tâm được tích tụ các trầm tích môi trường thềm ngoài có độ sâu lớn hơn, phản ánh khu vực trung tâm sụt võng mạnh hơn, xen kẹp là các trầm tích vũng vịnh ven bờ., Tóm tắt tiếng anh, The Da Lat back-arc basin formed on a deformed lithosphere caused by subduction of the PaIeo-Pacific plate under Eurasia in the Mesozoic. Lithology and sedimentary structure analysis from field works and IIAV imaging show that the Early-Middle Jurassic deposits in this area can be divided into 7 types of litho-depositional facies: (i) coastal conglomerate
  (ii) channel/shallow lake sandstone
  (iii) shoreface sandstone
  (iv) estuarine siltstone and mudstone
  (v) deep marine shale
  (vi) mass transport deposits
  and (vii) turbidite. These facies' spatio-temporal distributions are closely related to their grain size. In the basin margin, Early Jurassic coarse-grained deposits are exposed, marking the opening of the basin, grading upward into shallow marine-shelf deposits. In the Middle Jurassic, the basin margin was uplifted corresponding to continental depositional environment, while the basin centre was filled by outer shelf deposits, reflecting a deepening process. Interbedding with these deposits are near shore and estuarine deposits.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH