Khảo sát sự biến đổi một số chỉ tiêu chất lượng của quả nhãn lồng Hưng Yên ở giai đoạn cận thu hái

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hạnh Nguyên, Văn Hưng Nguyễn, Thị Mai Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2021

Mô tả vật lý: 86 - 93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 405814

 Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát sự biến đổi một số chì tiêu chất lượng đặc trưng của quả nhãn lồng Hưng Yên (Dimocarpus longari) ở giai đoạn cận thu hái để từ đó đưa ra thời điểm thu hái thích hợp nhất đối với loại quả này. Các chỉ tiêu chất lượng được xác định bao gồm: chất lượng cảm quan, kích thước, khối lượng, màu sắc, hàm lượng chất khô hòa tan tổng số (CKHTTS), hàm lượng đương, hàm lượng axit tổng số...của quả nhãn. Đồng thời nghiên cứu cũng đánh giá hoạt lực của enzyme polyphenoloxydase (PPO) và enzyme peroxidase (POD) cung khả nãng quét gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-l- picrylhydrazyl) của quả nhãn tươi. Kết quả cho tháy, thời điểm thích hợp nhất để thu hái quả nhãn là 165- 170 ngày kế từ khi ra hoa, lúc đó quả chín hoàn toàn, màu quả nâu sáng, vỏ quả mọng và nhẳn, quả cứng giòn, mùi thơm đặc trưng. Hoạt lực enzyme POD và PPO có giá trị lần lượt là 148,01±5,67 U
  0,56±0,2 U (trong cùi nhãn) và 379,4+ 10 U
  20,04 ±1,3 U (trong vỏ nhãn) góp phần chống hóa nâu quả sau thu hái. Khả năng quét gốc tự do DDPH ở tất cả các mầu thí nghiệm đều đạt khoảng 50%. Điều này cho thấy trong quá nhãn ngoài giá trị dinh dưỡng vốn có còn chứa những chất có hoạt tính sinh học khác có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH