Mất răng và mối liên quan với chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hương Quỳnh Hà, Thị Thu Hằng Lê, Thị Hạnh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2020

Mô tả vật lý: 25-29

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 405976

 Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô cắt ngang được thực hiện trên 186 người từ 60 tuổi trở lên ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn. Phân loại mất răng theo Kenedy qua khám lâm sàng (1923). Chỉ số đo lường ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng đến chất lượng cuộc sống (OHIP-14) được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn được chuyển ngữ từ bản gốc tiếng anh (Slade 1997).Thông tin về các yếu tố nhân chủng - xã hội học, thói quen, tiền sử bệnh được thu thập dựa vào phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra thiết kế sẵn. Kết quả: Số răng mất trung bình của đối tượng nghiên cứu là 6,24 ± 7,92. Ở cả hai hàm, nhóm không mất răng chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9% ở hàm trên
  35,5% ở hàm dưới). Tỷ lệ mất răng cao nhất ở răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới (40,3% ở cả hai bên) và thấp nhất ở răng nanh hàm dưới bên phải (11,8%). Điểm trung bình OHIP-14 trong nghiên cứu là 9,88 ± 9,08. Số răng mất càng tăng thì điểm OHIP-14 càng cao. Kết luận: Số răng mất có liên quan với chỉ số đo lường ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng đến chất lượng cuộc sống (OHIP-14).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH