Đánh giá hội chứng cắt trực tràng thấp ở bệnh nhân cắt toàn bộ mạc treo trực tràng qua ngả hậu môn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Thiện Hồ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617 Miscellaneous branches of medicine Surgery

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế 2021

Mô tả vật lý: 104-110

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406011

 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp TaTME đối với kết quả chức năng bằng cách so sánh điểm số LARS giữa phương pháp tiếp cận phẫu thuật nội soi (PTNS) và TaTME ở bệnh nhân ung thư trực tràng. Phương pháp: Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu bao gồm 76 bệnh nhân (n = 38PTNS, n = 38TaTME) bị ung thư biểu mô tuyến trực tràng. Chúng tôi nghiên cứu hồ sơ và kết quả tái khám để có được điểm LARS 6 tháng sau khi cắt bỏ trực tràng hoặc đóng hậu môn nhân t ạo bảo vệ. Kết quả: Tại thời điểm theo dõi 6 tháng, 80% bệnh nhân có các triệu chứng LARS (44%LARS nhẹ và 36% LARS nặng). Điểm LARS không liên quan đáng kể với tân bổ trợ. Khoảng cách trung bình của miệng nối đến rìa hậu môn là 4,0 ± 2,0 cm. Nhóm TaTME có miệng nối thấp hơn so với nhóm PTNS(4,0 ± 2,0 so với 5,0 ± 2,0 cm, p <
 0,001). Một phân tích đơn biến cho thấy điểm LARS trong nhóm TaTME cao hơn đáng kể so với nhóm PTNS (điểm LARS trung bình: 29 so với 25, p = 0,040). Tuy nhiên, một phân tích hồi quy đa biến, được điều chỉnh về điều trị bổ trợ, khoảng cách nối miệng nối từ rìa hậu môn, tỷ lệ rò miệng nối và chỉ số khối cơ thể, chỉ ra rằng chúng ta có thể loại trừ tác động tiêu cực đáng kể của TaTME đối với điểm LARS (p = 0,359). Chúng tôi cũng tìm thấy mộtmối tương quan có ý nghĩa giữa điểm số LARS và khoảng cách của miệng nối đến rìa hậu môn (p = 0.026).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH