Nghiên cứu nồng độ protein phản ứng C và procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân ghép thận

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Mạnh Bùi, Thị Thanh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2022

Mô tả vật lý: 394-398

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406170

 Khảo sát nồng độ CRP, PCT huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) có chức năng thận ghép ổn định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang ở 112 BN sau ghép thận có chức năng thận ổn định theo dõi định kỳ tại BVQY 103 và 32 người khỏe mạnh (là người hiến thận), chức năng thận bình thường. Các đối tượng được tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm chức năng thận, định lượng nồng độ CRP và PCT. Kết quả: nồng PCT sau ghép thận tại các thời điểm nghiên cứu đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<
 0,05), trong khi nồng độ CRP không có sự khác biệt. Tỷ lệ BN sau ghép có tăng nồng độ PCT cao hơn so với tỉ lệ BN có tăng CRP (45,5% và 27,7%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê theo thời gian sau ghép.Nồng độ CRP ở nhóm dùng Tacrolimus cao hơn so với nhóm CyA (p<
 0,05), nhất là ở năm đầu sau ghép. Nồng độ trung bình PCT có xu hướng tăng dần theo mức giảm của mức lọc cầu thận (p<
  0,05). Nồng độ CRP, PCT có tương quan nghịch, mức độ thấp, với nồng độ albumin máu (lần lượt là r=-0,234 và -0,274, p<
 0,05). Sau ghép thận nồng độ PCT vẫn tăng hơn so với người bình thường. Nồng độ trung bình PCT có xu hướng tăng dần theo mức giảm của mức lọc cầu thận
  CRP, PCT có tương quan nghịch, mức độ thấp, với nồng độ albumin máu (lần lượt là r=-0,234 và -0,274, p<
 0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH